Inverter là gì? Nguyên lý hoạt động công nghệ Inverter là gì?

Công nghệ Inverter là gì?

1. Công nghệ Inverter là gì?

Inverter là công nghệ biến tần thường được sử dụng để sản xuất các thiết bị điện máy, điện lạnh như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy hàn…. Công nghệ này có thể kiểm soát công suất của thiết bị nhằm tránh hao phí năng lượng không đáng có, từ đó tiết kiệm điện năng tiêu thụ từ 20 – 40% so với các dòng sản phẩm thông thường. Là thiết bị điện tử hoặc mạch điện thực hiện biến đổi năng lượng điện từ dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều ở cấu hình tần số và pha này thành dòng điện xoay chiều có cấu hình tần số và pha khác. Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ Inverter được phát triển thành nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như: Smart inverter, digital inverter, linear inverter, ….

* Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mối hàn

2. Nguyên lý hoạt động công nghệ Inverter

Công nghệ Inverter có nguyên lý hoạt động rất đơn giản như sau:

Dòng điện xoay chiều được biến đổi thành nguồn 1 chiều. Quá trình chuyển đổi này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu Diode và tụ điện.

Lúc này, hệ số công suất cosφ không phụ thuộc vào tải và có giá trị ≥ 0.96.

Dòng điện áp 1 chiều được biến đổi thành dòng điện xoay chiều đối xứng nhờ hệ IGBT bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM).

Khi kết hợp với công nghệ bán dẫn lực, tần số chuyển mạch xung có thể tăng tới tần số siêu âm. Nhờ vậy mà máy vận hành êm ái và tiết kiệm điện hơn.

3. Ưu điểm của công nghệ Inverter

Ngay ở mục 1. chúng tối đã chia sẻ chi tiết về Inverter là gì? Ngay tại mục này sẽ giúp các bạn hiểu thêm công nghệ Inverter có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ thường tiết kiệm điện hiệu quả lên đến 60% cùng chế độ vận hành êm ái, không gây ồn ào, phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ. Máy lạnh và tủ lạnh được trang bị công nghệ Inverter sẽ giúp làm lạnh nhanh chóng và duy trì ổn định nhiệt độ. Đồng thời, các thiết bị này có độ bền cao và rất an toàn khi sử dụng.

Nhược điểm: Những thiết bị có công nghệ Inverter có giá thành cao hơn rất nhiều và chi phí sửa chữa cũng sẽ cao hơn.

(Nguồn: hc.com.vn)