Hướng dẫn lắp đặt máy hàn que

Hướng dẫn lắp đặt máy hàn que

Máy hàn que hay còn gọi là máy hàn hồ quang nói chung hiện nay có rất nhiều loại khác nhau. Mỗi một loại máy đều có hướng dẫn sử dụng khi kèm. Nhưng về cơ bản đều được sử dụng với mục đích giống nhau nên cấu trúc của máy cũng tương tự nhau đều phục vụ quá trình hàn hồ quang. Trước khi sử dụng máy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi vận hành máy. Việc sử dụng và bảo quản bảo dưỡng máy phù hợp sẽ giúp bạn sử dụng máy hàn này được lâu dài và hiệu quả. Hãy để tài liệu hướng dẫn sử dụng này ở nơi sẵn sàng cho người vận hành máy.

Máy hàn que Jasic

Lưu ý khi lắp đặt máy hàn

Trong khi lắp đặt máy hàn phải quan sát theo dõi để tránh bị cháy máy và hỏng thân máy bởi khí ga:

– Không lắp đặt máy hàn ở gần những vật liệu dễ cháy và khí dễ bắt lửa

– Di chuyển những vật dễ cháy, nếu trong điều kiện không di chuyển được thì phải bọc những vật dễ cháy bằng lớp chống cháy

– Để ngăn chặn khí độc thì cần phải sử dụng thiết bị hút khí hoặc đeo khẩu trang bảo vệ

– Khi hàn ở nơi có không gian trật hẹp thì việc thông khí phải được trang bị đầy đủ hoặc mang khẩu trang hay máy hô hấp nhân tạo và làm việc dưới sự theo dõi của người giám sát

– Máy hàn khi đã lắp đặt xong cần phải cung cấp bánh xe phanh cho máy

– Không được đặt vật nặng trên máy

– Không được bịt phần thông gió của máy lại

Bước 1: Địa điểm lắp đặt

Quan sát theo dõi và lựa chọn một địa điểm lắp đặt thích hợp

– Đặt riêng máy này và máy khác và cách tường ít nhất 30cm

– Đặt máy ở nơi có độ ẩm thấp, không bụi bẩn và không để máy phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, gió và mưa

– Nơi lắp đặt phải khô ráo, sạch sẽ ít bụi

– Trong trường hợp lắp đặt máy ở ngoài trời thì nơi lắp đặt không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, gió , mưa

– Không để tình trạng khí ẩm ăn mòn xung quanh nơi đặt máy

– Nơi lắp đặt nên chọn ở độ cao thấp hơn 1000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình từ 10-40o C

– Nên lắp đặt nguồn điện tại nơi chắc chắn và bằng phẳng

Bước 2: Tiếp xúc bề mặt

– Trong khi tiếp xúc với các bộ phận có điện thì việc cháy hay sốc điện có thể xảy ra

– Không nên chạm vào các bộ phận có điện ở bên trong cũng như bên ngoài máy

– Nguồn hàn phải được nối đất, đế kim loại và gá kẹp phải được nối điện với nhau theo đúng quy định kỹ thuật

– Trước khi tiếp xúc phải đảm bảo chắc chắn rằng các bộ phận đều được tắt

– Không dùng cáp hàn không đủ tiêu chuẩn

– Đảm bảo an toàn chặt chẽ cho mỗi lần nối tiếp

– Sau khi tiếp xúc với dây cáp, việc che chắn phải được đảm bảo an toàn

Bước 3: Tiếp xúc nguồn hàn

Đảm bảo để kim loại phải khớp với mỏ hàn và bộ phận cấp dây hàn, kiểm tra để bộ thích ứng mỏ hàn bắt chặt bu lông.

Bước 4: Kết nối đầu vào

– Trong khi chạm vào bộ phận có điện thì có thể gây cháy và xốc điện nghiêm trọng

+ Không chạm vào bộ phận có điện ở bên trong cũng như bên ngoài máy hàn.

+ Nguồn hàn phải được nối đất, kim loại và gá kẹp phải được nối điện với nhau theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật điện,

+ Trước khi nối phải đảm bảo chắc chắn các nguồn điện đã được ngắt.

+ Đảm bảo việc che chắn nghiêm ngặt sau khi nối tiếp với dây cáp.

+ Khi máy hàn được sử dụng ở nơi có độ ẩm cao như tại nơi làm việc, hay giàn giáo thép phải được trang bị giá đỡ có chức năng cảm biến dò dòng.

– Đảm bảo phải có 1 công tắc hoặc bẳng ngắt cho từng nguồn điện của máy hàn

Cung cấp một hệ thống công tắc ngắt cho từng nguồn điện của máy hàn, cầu chì của nguồn điện và bảng ngắt

Bước 5: Nối bộ cấp dây dẫn

Bước 6: Nối dây cáp

– Nối dây cáp mỏ hàn với bu lông của thanh dẫn và xiết chặt bằng mỏ lết

– Khớp nối dây với điểm nối cho chặt và xiết chặt bằng mỏ lết.

– Nối cáp điều khiển và cáp hàn chặt chẽ

(Nguồn: Máy móc công nghiệp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *