Để luyện tập kỹ thuật hàn TIG nên sử dụng vật hàn có chiều dày 2 đến 3mm. Với chiều dày lớn, vật hàn dày sẽ có bể hàn lớn và dễ dàng kiểm soát hơn so với vật hàn có chiều dày mỏng, điều này giúp người thợ có thể dễ dàng học, phát triển những kỹ năng hơn là “đánh vật” với những tấm mỏng dễ cháy thủng.
Trong hướng dẫn này VIETMACH sử dụng vật hàn có chiều dày 2mm, dòng điện hàn được đặt là 50A, điện cực vonfram (kim hàn) và que bù đều dùng đường kính 1.6mm. Người thợ có thể thay đổi một chút dòng điện để phù hợp với tốc độ di chuyển mỏ hàn của mình.
Khi tập hàn TIG người thợ phải có kỹ năng kiểm soát khoảng cách từ kim hàn đến vật hàn để hồ quang ổn định.
Trên hình là tư thế của người thợ hàn khi hàn TIG, lưu ý: người thợ này thuận tay trái nên cầm mỏ hàn bên trái, nếu bạn thuận bên phải hay đổi ngược tư thế trên.
Khi thao tác cần ngồi thoải mái, 2 tay để tự nhiên không nên tỳ vào bàn hàn, cáp hàn phía mỏ hàn được quấn 1 vòng lên tay thợ để dễ dàng điều khiển mỏ hàn hơn.
Đầu thợ hàn nghiêng sang 1 bên để dễ dàng quan sát vũng hàn, ở trên hình mũi tên đỏ biểu thị hướng hàn, điểm đỏ ở đầu mỏ biểu thị điểm người thợ cần quan sát. Khi nhìn vào điểm màu đỏ này sẽ thấy được sự hoạt động của vũng hàn và điểm cần chấm của que bù.
Góc nghiêng của điện cực, cách di chuyển mỏ hàn và cách thêm que bù vào mối hàn. Quá trình sử dụng may han tig để hàn TIG khá là tỉ mỉ, mỏ hàn chuyển động đều và dừng lại một chút khi thêm kim loại phụ.
Mỏ hàn được giữ nghiêng khoảng 20 độ so với chiều dọc và nghiêng theo chiều sao cho đầu kim hàn nghiêng theo hướng hàn. Góc nghiên giữa mỏ và que bù thường để 90 độ.
Khoảng cách giữa đầu kim hàn và vật hàn bằng 1 hoặc l.5 lần đường kính kim hàn. Ở đây, do sử dụng kim hàn đường kính 1.6 nên khoảng cách giữa kim và vật hàn khoảng 2mm.
Bạn nên thực tập trước với mỏ hàn không có hồ quang trước để định sẵn được đường hàn và cố gắng duy trì góc nghiêng điện mỏ hàn, khoảng cách giữa kim hàn và vật hàn sau đó hãy luyện tập với hồ quang.
(Nguồn: Sunrise)