Nhắc tới gia công trong cơ khí thì giai đoạn cắt gọt kim loại, nhất là những vật liệu hợp kim gang thép đều được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu của người sử dụng ngày càng cao nên những vật liệu đó cũng được cải tiến để có chất lượng tốt hơn như: théo không gỉ, sắt chịu nhiệt,… Chúng khó gia công hơn, đòi hỏi máy móc hiện đại cùng tay nghề cao. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách để xử lý những vật liệu này.
* Các loại hình gia công cơ khí
1. Thiết bị gia công kim loại phù hợp với đặc tính của vật liệu
Muốn sản phẩm sau quá trình gia công có chất lượng tốt, ngoài quá trình gia công thì bạn cần lưu ý tới đặc tính của vật liệu. Đó là: độ bền cơ học, độ kết dính, khả năng dẫn nhiệt, chịu màu mòn, độ cứng,…
– Nếu vật liệu có độ kết dính cao thì nên sử dụng máy cắt với tốc độ nhanh, dụng cụ được làm từ vật liệu cứng hơn và phải có lớp phủ đặc biệt.
– Nếu vật liệu có độ bền cơ học cao thì dụng cụ cắt có lưỡi sắc. Trường hợp này thiết bị cần thay đổi được tốc độ cắt, lượng chạy dao tăng.
– Nếu vật liệu mà độ dẫn nhiệt kém thì thiết bị sử dụng cần có độ cứng cao. Hơn nữa, tốc độ cắt và bước tiến thì cần được hạn chế.
– Nếu vật liệu có độ cứng cao thì thiết bị gia công phải cứng hơn. Bước tisn và chiều sâu cắt cần được giữ ở mức độ vừa phải.
– Nếu vật liệu gia công có tính mài mòn thì thiết bị gia công được làm từ chất liệu có khả năng chống mài mòn.
2. Tìm hiểu về đặc tính của vật liệu trước khi gia công cho kim loại giúp tiết kiệm chi phí
Quá trình tìm hiểu đặc tính của vật liệu cần gia công rất quan trọng. Không những mang lại sản phẩm có chất lượng cao mà còn giúp lựa chọn được dụng cụ cắt gọt hợp lý, tiết kiệm công sức cho người lao động, thời gian và chi phí cho sản xuất. Nhờ vậy, hiệu quả làm việc được tăng thêm và mang tới lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Tiếp theo là chọn dụng cụ để cắt, hàn cùng với điều kiện gia công phù hợp. Có như vậy thì sản phẩm sau khi gia công mới đảm bảo yêu cầu và thời gian cũng được rút gọn.
(Nguồn: kyodai.com.vn)