Các nhà khoa học Nga đã tìm ra phương pháp độc đáo để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Họ đã chế tạo ra một loại sơn loại dựa trên dung môi thủy tinh lỏng biến hình. Đó là lớp phủ natri silicat hoặc kali mà khi khô cứng thì trở nên giống như thủy tinh. Ngoài ra còn có chất độn là bột kẽm, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Ý tưởng áp dụng thủy tinh lỏng không phải là mới và đã được sử dụng để bảo vệ sắt không rỉ, nhưng công nghệ đó có nhiều bất cập. Tổng giám đốc của công ty “ InnTehPro” Alexander Mikhailov cho biết:
“Tất cả các loại sơn có trên thị trường bây giờ đều sử dụng dung môi hữu cơ và điều này không áp dụng được ở những nơi liên quan đến cháy, dầu mỏ, nước biển. Bí quyết của chúng tôi là làm thế nào để đưa kẽm vào kim loại mà không sử dụng dung môi hữu cơ… Đó là thủy tinh lỏng hòa tan trong nước”.
Loại sơn thủy tinh mới so với các vật liệu cũ thông thường có ưu điểm là không độc hại. Nó không tích lũy tĩnh điện, không phát tia lửa và có thể sử dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu. Hóa ra, công nghệ sản xuất của nó cũng khá đơn giản. Vấn đề ở đây là liều lượng chính xác của các thành phần và chất lượng của bột kẽm.
Sau khi sơn, mặt kim loại cần bảo vệ được bao phủ bằng một màng mỏng bao gồm hạt thủy tinh cứng xen kẽ với các hạt kẽm. Ưu điểm của công nghệ này là ngay cả khi lớp bảo vệ bị phá hủy đáng kể thì gỉ vẫn không thể ăn mòn được kim loại. Nhờ phản ứng điện hóa giữa sắt và kẽm, kẽm hút phân tử oxy và ức chế quá trình oxy hóa của sắt. Một điều cũng quan trọng là lớp bảo vệ rất bền. Như đã trình bày, độ dày lớp sơn mới từ 100 đến 200 micron có thể chống ăn mòn cho ít nhất là 20 năm, tối đa lên đến 50 năm.
Công nghệ sản xuất sơn chống ăn mòn thân thiện với môi trường của Nga đã được các nhà sản xuất sơn hàng đầu như Hà Lan quan tâm.
(Nguồn hiendaihoa.com.vn)