Công nghệ hàn lăn

Công nghệ hàn lăn

Hàn đường là phương pháp hàn tiếp xúc, trong đó mối hàn là tập hợp các điểm hàn liên tục. Sơ đồ nguyên lý của hàn đường trình bày trên hình sau:

Hàn gấp mép tấm mỏng

Khi hàn đường người ta sử dụng các điện cực kiểu con lăn (H.a), nhờ đó vật hàn có thể dễ dàng chuyển động để dịch chuyển điểm hàn dùng để hàn 2 tấm kim loại có chiều dày từ 0,3-3 mm với nhau. Hàn đường cũng được dùng để hàn các loại ống khi sản xuất ống có mối hàn (H.b).

Theo chế độ hàn người ta phân ra ba kiểu hàn đường: hàn đường liên tục, hàn đường gián đoạn và hàn bước.

– Khi hàn đường liên tục: trong quá trình vật hàn chuyển động, điện cực thường xuyên ép vào vật hàn và đóng điện liên tục. Phương pháp này đơn giản về công nghệ nhưng vật hàn bị nung nóng liên tục, dễ bị cong vênh, vùng ảnh hưởng nhiệt lớn và điện cực bị nung nóng mạnh, chóng mòn, nhất là khi đường hàn dài.

– Khi hàn đường gián đoạn: vật hàn chuyển động liên tục, nhưng dòng điện chỉ được cấp theo chu kỳ, thời gian cấp từ 0,01-0,1 giây, tạo thành các đoạn hàn cách quãng.

– Khi hàn bước: vật hàn dịch chuyển gián đoạn, tại các điểm dừng vật hàn được ép bởi các điện cực và cấp điện tạo thành điểm hàn.

* Đặc điểm và ứng dụng của hàn đường:

– Mối hàn đơn giản, bền đẹp, kín.

– Dùng để chế tạo những chi tiết thép các bon thấp, thép không gỉ, thép bền nóng, trong một số trường hợp có thể hàn chiều dày 2mm.

– Phạm vi áp dụng :Trong các ngành công nghiệp chế tạo ô tô, thiết bị lạnh, hàng tiêu dùng.

– Hạn chế :chiều dày vật hàn.

(Nguồn: Legi)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *