Site icon VIETMACH | Thiết Bị Hàn Cắt Sài Gòn

CB chống giật là gì và cách đấu nối CB chống giật hiệu quả

CB chống giật được ứng dụng phổ biến trong hệ thống điện dân dụng và công nghiệp với công dụng vừa đảm bảo an toàn và bảo vệ mạch điện cũng như các thiết bị điện của công trình vừa có chức năng chống giật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi gặp phải sự cố.

CB chống giật là gì?*

* Tại sao có dòng điện 1 pha và 3 pha

CB chống giật có chức năng đóng ngắt mạch điện quá tải hoặc ngắn mạch hoặc rò rỉ giúp bảo vệ dòng điện cũng như mạng điện và các loại thiết bị điện, được ứng dụng trong hệ thống điện dân dụng cũng như hệ thống điện công nghiệp. Cấu tạo của CB chống giật có rơ le điện từ nên khả năng nhạy điện rất lớn, tự động ngắt mạch điện chính xác và nhanh chóng khi có sự cố xảy ra nên hạn chế tối đa được tình trạng cháy nổ do chập cháy. Cb chống giật là thiết bị tự động, không có cần gạt tay như các CB thông thường nên có độ ch́inhs xác và tuổi thọ cao.

Cấu tạo CB chống giật

– CB chống giật được sử dụng cho điện 1 pha: Thông thường 2 dây nóng và dây nguội đi qua 1 biến dòng với lõi sắt hình xuyến. Đây là 1 biến thế lõi xuyến phổ biến với cuộn sơ cấp 1 vòng dây (chính là 2 dây mát và lửa đi qua tâm biến thế). Đồng thời cuộn thứ cấp có đến vài chục vòng dây.

– CB chống giật dùng cho điện 3 pha 3 dây: tương tự như mô tả trên với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng.

– CB chống giật dùng cho điện 3 pha 4 dây: tương tự như mô tả trên với 3 dây pha và dây trung tính đi qua tâm biến dòng.

Ký hiệu nhận biết Cb chống giật

Các thông số được ghi trên CB chống giật là:

Mã số ký hiệu sản phẩm

Dòng điện định mức đơn vị là A, chỉ số cho biết dòng quá tải

Điện áp định mức đơn vị V chỉ số điện áp của CB

Dòng điện rò đơn vị là mA

Dòng cắt danh định đơn vị A là khả năng chịu đựng tối đa của tiếp điểm CB

Tiêu chuẩn kỹ thuật IEC

Ký hiệu các đường dây nóng, lạnh

Ký hiệu nhận biết nút test chức năng

Các loại CB chống giật phổ biến hiện nay

Tìm hiểu CB chống giật 1 pha

Nguyên lý hoạt động: So sánh  dòng điện chay qua 2 dây nóng và nguội của nguồn điện. Khi dòng điện giữa 2 dây khác nhau và vượt ngưỡng cho phép của thiết bị tiếp điểm trên CB ngắt, tải mất nguồn.

Khi không có sự chênh lệch dòng điện có nghĩa là không có sự cố xảy ra, CB hoạt động bình thường.

Giá trị dòng rò ngưỡng phổ biến thường dùng trong dân dụng, 15mA, 30mA, 100mA,…

CB chống giật giúp bảo vệ thiết bị khỏi quá tải và bảo vệ người sử dụng khỏi bị điện giật.

CB chống giật 3 pha

CB chống giật 3 pha cũng có chức năng như như các loại CB chống giật thông thường, nhưng loại CB này được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp, nơi sử dụng nguồn điện 3 pha là chủ yếu.

Nguyên lý hoạt động CB chống giật 3 pha so sánh dòng điện 3 dây pha, khi dòng điện khác nhau quá ngưỡng phổ biến là 15mA và 30mA,  CB sẽ ngắt tải và không có sự hoạt động của dòng điện.

CB chống giật được chia thành 2 loại phổ biến

CB chống giật 3 pha 3 cực: Được sử dụng để bảo vệ các thiết bị trong khu vực sản xuất, trong nhà máy,…có dòng cắt lớn, có dải điện áp 380-415VAC, có 3 đầu vào và 3 đầu ra để đấu nguồn vào và nguồn ra phụ tải.

CB chống giật 3 pha 4 cực: Ứng dụng nhiều trong công nghiệp vì có thể chia nguồn điện áp để sử dụng, CB chống giật có 3 dây pha đấu vào L1, L2, L3 và dây trung tính.

Nguyên lý hoạt động của CB chống giật

Dòng điện đi theo một mạch kín và CB chống giật cũng hoạt động dựa trên đặc điểm này của dòng điện để bảo vệ chống dòng rò. Cụ thể trong mạch điện khép kín, dòng điện được chia thành 2 nhánh, nhánh một dòng đi từ nguồn đến ổ cắm và phụ tải, nhánh hai quay trở lại ổ cắm về nguồn cấp ở công tơ điện tử. Nhưng thực tế, mạch điện hoạt động không hoàn hảo mà có thể sẽ xảy ra thất thoát qua một số vị trí như truyền qua tay người đi xuống đất, qua dây Te nối vỏ đi xuống đất, nên có sự chênh lệch dòng điện giữa 2 nhánh đi và về và cần được kiểm soát bằng CB chống giật.

Những lưu ý khi lắp đặt CB chống giật

Đấu nối CB chống giật cần tuân thủ các điều kiện sau:

–  Xác định tổng mạch, phụ tải đang sử dụng để lựa chọn CB chống giật phù hợp

– Chọn CB chống giật có thương hiệu uy tín trên thị trường

– Lắp đặt CB chống giật theo đúng hướng dẫn

– Không được nối đất dây trung tính của nguồn điện và của các thiết bị điện, dây tiếp địa của các thiết bị điện phải được nối vào hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện của từng khu vực

– Hệ thống tiếp địa của các thiết bị điện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn.

Exit mobile version