Site icon VIETMACH | Thiết Bị Hàn Cắt Sài Gòn

An toàn lao động khi sửa chữa máy

An toàn lao động khi sửa chửa máy

An toàn lao động khi sửa chửa máy

1. Nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn

Khi lắp ráp sửa chữa máy cần thiết phải đảm bảo các nội dung sau:

– Đảm bảo an toàn khi di chuyển, tháo lắp và có chế độ kiểm tra sau khi lắp ráp.

– Việc sửa chữa bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất phải báo cho đốc công biết. Chỉ những công nhân cơ điện, được qua huấn luyện mới sửa chữa, điều chỉnh máy móc thiết bị.

– Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay bằng khí nén phải chú ý kiểm tra các đầu nối, không để rò khí, các chổ nối phải chắc chắn, các van đóng mở phải dễ dàng. Cấm sử dụng các dụng cụ khí nén làm việc ở chế độ không tải. Khi sửa chữa, điều chỉnh xong, phải kiểm tra lại toàn bộ các thiết bị an toàn che chắn rồi mới được thử máy. Dò khuyết tật nếu cần thiết sau khi đã lắp ráp hay sửa chữa xong.

– Thử máy khi kiểm tra lắp đặt máy: bao gồm chạy thử không tải, chạy non tải, chạy quá tải an toàn. Không sử dụng quá công suất máy, chú ý vận hành đúng hướng dẫn vận hành và yêu cầu của quy trình công nghệ.

– Để đề phòng công nhân bị vô tình chạm các nút điều khiển điện yêu cầu các nút điều khiển phải lắp đặt thấp hơn mép hộp bảo vệ và phải ghi rõ chức năng “ Hãm”, “ Mở ”; “ Tắt “…

Mặt nạ hàn cảm biến điện tử LY 500B

2. Điều kiện kỹ thuật an toàn

Điều 1: Thợ sửa chữa máy, thợ nguội khi sử dụng đồ nghề, dụng cụ cầm tay phải chấp hành các điều trong bản quy định của Công ty.

Điều 2: Trước khi sửa chữa, điều chỉnh phải ngắt nguồn điện, tháo đai truyền khỏi puli và treo bảng “Cấm mở máy” trên bộ phận mở máy.

Cấm sửa chữa điều chỉnh bộ phận quay khi máy đang làm việc.

Điều 3: Đối với máy khi làm việc có phát sinh nhiều bụi độc, trước khi sửa chữa phải làm vệ sinh sơ bộ.

Điều 4: Khi sửa chữa lắp đặt, tháo gỡ máy kể cả máy tổng thành và từng chi tiết nặng phải dùng máy trục, cần trục, gá trục hay palăng để cẩu, tuyệt đối không được dùng các vì kèo, cột, tường nhà để neo, kích kéo… để phòng quá tải đối với các kết cấu kiến trúc gây tai nạn sập mái, đổ cột, đổ tường…

Trường hợp cần thiết muốn lợi dụng các kết cấu trên phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc.

Điều 5: Sau khi kết thúc sửa chữa hay điều chỉnh máy phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị. Kiểm tra trong các te có vật gì vướng không. Lắp các che chắn an toàn như cũ mới phát động máy.

Điều 6: Trường hợp sửa chữa máy cái tàu thủy thì phải cố định, trục chân vịt chắc chắn, đề phòng sóng gió quay chân vịt làm quay trục cơ.

Điều 7: Sửa chữa những máy cao quá 2 m phải có giàn giáo, có sàn làm việc, cầu thang leo lên xuống và tay vịn chắc chắn và công nhân phải đeo dây an toàn.

Điều 8: Làm việc dưới gầm xe phải kê kích chắc chắn, nếu sử dụng kích để làm điểm kê, cần dùng kích thủy lực. Khi có người làm phía dưới gầm xe thì không làm phía trên.

Điều 9: Khi nâng ca bô các loại xe ôtô để sửa chữa máy, phải cài chốt hãm đề phòng ca bô sập gây tai nạn.

(Nguồn: Kiểm định)

Exit mobile version